27 truyện ngắn, rất nhiều tạo hình nhân vật với đầy đủ dung mạo, tính cách, hoàn cảnh, … Anton Chekov đã vẽ ra cho chúng ta một cái nhìn về xã hội Nga thu nhỏ giai đoạn cuối thể kỷ 19. Đa phần truyện ông xuất phát từ những tình huống đơn giản, xoay quanh vài nhân vật nhưng gợi nhiều ý nghĩa xã hội và triết học sâu sắc, nếu đặt trong bối cảnh xã hội Nga đương thời. Nhưng cũng chính vì điều đó, phần nào đã làm giảm đi giá trị của tác phẩm ông đối với thế hệ độc giả hiện tại. Nói trắng ra là khi đọc sách bạn sẽ hỏi làm thế éo nào mà sách này được biên tập viên sách J.Peder Zane của tờ báo Raleigh News and Observer chọn là một trong mười quyển sách tuyệt vời nhất mọi thời đại [nếu không đặt nó trong giai đoạn lịch sử].

Cái tầng ý nghĩa của Chekov [không hẳn giống nguyên lý “tảng băng trôi” của Hemingway], nó rõ ràng hơn, dễ hiểu và dễ thấm hơn, nhưng về nghệ thuật thì không nên so sánh giữa một tiểu thuyết và một truyện ngắn làm gì.
Cái xấu của xã hội, với lăng kính của một người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào, được ông miêu tả, châm biếm lạnh lùng, lột trần bản chất của xã hội thời bấy giờ mà nổi bật là lừa lọc, dối trá, xu nịnh, lòn cúi,…
Chekov bảo rằng người ta chỉ đọc ông đến 7 năm nữa nhưng rốt cục ông là tác giả ảnh hưởng thứ 2 [sau đại văn hào Tolstoy] và là nguồn cảm hứng cho Hemingway, Nabokov,…
Nếu tôi nói về cảm nhận riêng của bản thân thì chắc chắn là tôi phân việt vùng miền nên thôi tôi éo nói. Truyện ngắn “Người trong bao [cao su]” kinh điển trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 [thì phải] là một trong những truyện ngắn trong tập này.