Thành Quy và thành Phụng

Đây là 2 thành trì quan trọng thời nhà Nguyễn. Tổng hợp để trình bày cho dễ hiễu theo mốc thời gian.

  • THÀNH QUY: Đầu tiên, chú ý thành lớn, đó là thành Quy (hay còn gọi là thành Bát Quái).
  • Thời gian tồn tại: 1790 – 1835, do Nguyễn Ánh nhờ 2 sĩ quan công binh Pháp là Olivier de Puymanel và Le Brun cùng Trần Văn Học thiết kế nhằm phòng thủ quân Tây Sơn.
  • Vị trí: thành Quy nằm giữa 4 đường mang tên Đinh Tiên Hoàng (Đông Bắc), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Tây Nam), Lê Thánh Tôn (Đông Nam), Nguyễn Đình Chiểu (Tây Bắc). Mặt tiền thành Quy hướng về phía Đông Nam. Trường đại học KHXH&NV nằm về phía Đông Bắc, có 2 cửa: Chấn Hanh (chấn có nghĩa là sấm theo bát quái) và Cấn Chí (cấn là núi).
  • Kiến trúc: kiểu kiến trúc phòng thủ Vauban nhưng lại mang hình bát quái, theo phong thổ Á Đông và mỹ thuật dân tộc Việt Nam. Tường thành làm bằng đá ong Biên Hòa hình lục lăng, cao 4,8m, từ Đông sang Tây dài 648m, từ Bắc đến Nam áng chừng cũng thế. Bao quanh thành là hệ thống hào lũy dài 3820m, rất kiên cố và tráng lệ.
  • Năm 1833, Lê Văn Khôi nổi loạn (xem thêm cuộc nổi dậy để biết nguyên nhân nha, liên quan tới Lang Ông ở chợ Bà Chiểu á), chiếm thành Quy. Năm 1835, bị đánh bại, thành Quy bị phá hủy để xây thành Phụng.
  • THÀNH PHỤNG: hay còn gọi là thành Gia Định quan sát thành nhỏ.
  • Thời gian tồn tại: 1836 – 1859.
  • Vị trí: thành Phụng nằm giữa 4 con đường Nguyễn Đình Chiểu (Tây Bắc), Lê Duẩn (Đông Nam), Mạc Đỉnh Chi (Tây Nam), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đông Bắc).
  • Kiến trúc: kiểu kiến trúc phòng thủ Vauban nhưng nhỏ hơn thành Quy nhiều, dễ bị bắn phá hơn và chỉ có bốn pháo đài bốn góc so với tám pháo đài của thành Bát Quái cũ. Tường thành cao 20 m dài trên 475 m được làm từ đá granite, gạch và đất. Xung quanh thành có hào nước bao bọc.
  • Ngày 8/3/1859: bị Pháp đánh chiếm và phá hủy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *