Kẻ Sĩ Gia Định

Nam Bộ, từ lúc Nguyễn Ánh vào lập căn cứ chống Tây Sơn đến nay, luôn sản sinh ra những thế hệ kẻ sĩ để giải quyết những vấn đề mà lịch sử đặt ra cho dân tộc trên vùng đất mới này.

Đầu tiên, phải nhắc đến nhà giáo, người thầy của Nam Bộ – Võ Trường Toản; Ngô Tòng Châu, Gia định tam gia. rồi vị Tiến sĩ khai khoa Phan Thanh Giản, … Họ đặt dấu ấn đậm nét trong việc thống nhất bờ cõi của triều Nguyễn và giải quyết các vấn đề chính trị – xã hội ở miền đất mới, vốn dĩ rối ren, phức tạp.

Khi cái học Nho gia bất lực trước nhiệm vụ cứu nước từ năm 1858, nhưng tinh thần và phong cách kẻ sĩ ở Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Trị, Bùi Hửu Nghĩa, … vẫn tồn tại trong sinh hoạt xã hội, góp phần làm sinh hoạt xã hội thêm phong phú, đa dạng và để lại những giá trị đến ngày nay.

Những năm 30 của TK XX, ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng, xuất hiện phong trào cộng sản công khai với các hình thức đấu tranh hợp pháp của xã hội dân chủ hiện đại như báo chí, nghị trường, … đây chính là tiền đề cho sự ra đời của một thế hệ kẻ sĩ mới mang cái học chủ nghĩa học xã hội khoa học như Nguyễn An Ninh, Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Hữu Thọ, … Thế hệ kẻ sĩ này đã cùng nhân dân đấu tranh đi tới đại thắng năm 1975.

Từ năm 1975 đến nay, dù lịch sử đã đặt ra cho dân tộc và quê hương nhiều vấn đề chính trị – xã hội chưa có lời giải, nhưng một thế hệ kẻ sĩ, với nền học vấn và tư tưởng hiện đại trong bối cảnh quốc tế, vẫn chưa xuất hiện; hoặc có xuất hiện thì chưa kết tập lại trên một đường hướng chung nào. Nếu không cố kết lại, thì việc giải quyết các vấn đề mà lịch sử đặt ra sẽ do ai gánh vác?

P/s: Bài này là lấy ý của bác Cao Tự Thanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *