Địa danh Cầu Bông

Ở rạch Thị Nghè, ăn vào phía Bà Chiểu (khu vực cầu Bông ngày nay), xưa là vùng đầm lầy, đất thấp, nước phèn, đầy rắn, cọp và bệnh sốt rét. . Người Khơme bản địa sống co cụm trên đất cao, làm ruộng thâm canh. Người Hoa cũng thế, giữ tập quán thâm canh cũ, làm rẫy rau cải, khoai lang, … không xông xáo “phá sơn lâm, đâm hà bá” như dân Việt. Dân miền Trung vào định cư, sống với nghề chài lưới, đánh cá để mua gạo, mua trầu cau từ nơi khác sán xuất. Cảng Sài Gòn thành hình dần dần, đem lại phồn vinh cho một vùng đất trù phú và lý tưởng. Ngẫm lại thấm, công ơn của tổ tiên thật to lớn.

Cầu Bông xây năm 1771, nối liền 2 vùng Đa Kao và Bà Chiểu, lúc đầu mang tên là Cao Miên, do một Phó vương Cao Miên lúc đó đang xin tá túc tại Bến Nghé, cho bắt qua sông để tiện việc đi lại.

Về cái tên cầu Bông có nhiều giả thiết, nhưng giả thuyết được nhiều nhà nghiên cứu vùng đất Sài Gòn nói đến nhất là sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt xây dựng 1 vườn hoa xinh đẹp gần cầu này thì dân gian bắt đầu gọi là cầu Hoa. Sau này, người dân phải đọc trại thành cầu Huê vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa là vợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu Trị (triều Nguyễn). Sau cùng, người dân Sài Gòn đổi hẳn tên cây cầu này là cầu Bông (bông là hoa theo cách gọi của người miền Nam) cho đến nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *