Chiếc áo bà ba mà phụ nữ Nam bộ thường mặc có nguồn gốc từ đâu?


Ngoài vải, vật dụng bằng sắt, tơ lụa, á phiện (từ Ấn độ), người Bà Ba (tức người Mã Lai lai Trung Hoa) còn mang đến ta sản phẩm đặt dấu ấn đến tận ngày nay. Với bản tính năng động, nhận thấy kiểu áo phù hợp với lối sinh hoạt và khí hậu quanh năm nóng bức, người Nam bộ mau chóng tiếp thu và cải biến để nó dần trở thành chiếc áo truyền thống.


“Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba”. Một quan niệm khác lại cho rằng “Có thể áo bà ba ảnh hưởng, cách tân từ áo lá và áo xá xẩu may bằng vải buồm đen của người Hoa lao động, là kiểu áo cứng, xẻ giữa, cài nút thắt… Phải chăng do thời tiết quanh năm nóng bức, họ bỏ luôn chiếc cổ thấp của áo lá và áo xá xẩu, mang thêm áo quanh chân cổ cho chắc. Áo xẻ giữa thay vì cài nút thắt đã được làm khuy, cài nút nhựa do ảnh hưởng phương Tây”.


Ngoài ra, theo Sơn Nam, chiếc khăn rằn cũng là sản phẩm của phụ nữ Mã Lai (chứ không phải Khmer) như lâu nay ta vẫn nghĩ. Một sản phẩm khác của sự liên lạc giữa ta (cụ thể là vùng Cái Mơn) và Mã Lai chính là trái cây. Có thể kể đến một số loại trái cây mà ta du nhập từ Mã Lai như: măng cụt, chôm chôm, bòn bon,…


Ngoài ra, khoảng thập niên 60 thế kỷ XX, một số nhà khảo cổ học uy tín (phần lớn là Mỹ) bắt đầu đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam [và Đông Nam Á] có phải chỉ là những chi nhánh của hai nền văn hóa lớn Trung Hoa và Ấn Độ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *