
Nam Bộ được khai phá từ thế kỷ XVI (thời kỳ chúa Nguyễn). Mốc quan trọng đầu tiên là mượn Kas Krobei và Prey Nokor đặt trạm thu thuế (1623).
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lý, ra sức ổn định dân tình, hoạch định cương giới xóm làng, lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để quản trị.
Năm 1708, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên.
Năm 1732, lập châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ (sau là Vĩnh Long).
Năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trường Đồn (sau là Định Tường).
Rồi năm 1757, cho lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc, Kiên Giang, Long Xuyên. Từ đó miền Nam thuộc về lãnh thổ Việt Nam với tên gọi phủ Gia Định.
Năm 1790 – 1802: Nguyễn Ánh thâu hồi được đất Gia Định từ Tây Sơn, cho xây thành Bát Quái, bấy giờ gọi Gia Định kinh.
1802 – 1808: Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy Phú Xuân làm kinh đô, giáng Gia Định kinh xuống Gia Định trấn.
1808 – 1832: đổi tên là Gia Định thành.
Sau khởi nghĩa Lê Văn Khôi 1832 – 1835, Minh Mạng bỏ hai thiết chế Gia Định Thành và Bắc Thành, đổi ra các tỉnh, xác lập lần đầu tiên đất nước toàn vẹn từ Bắc chí Nam hình chữ S như ngày nay.
Q: Về địa danh Gia Định ?
A: Đất Gia Định là 1 địa danh có phần đất với ranh giới không cố định, thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử. Như trong bài đã đề cập, đến tận năm 1802, cái tên Gia Định dùng để chỉ chung toàn bộ miền đất Nam Bộ (bao gồm ĐNB và TNB). Giai đoạn 1832 – 1836, cái tên Gia Định biến mất trên bản đồ hành chính, do lúc này Minh Mạng đã đổi thành Lục tỉnh (tỉnh Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Năm 1836, đổi lại tỉnh Phiên An trở thành tỉnh Gia Định (diện tích khoảng 11.560 km2.
Sau Hòa ước 1862, Pháp chia Gia Định làm 3 phủ như cũ: Tân Bình, Tân An, Tây Ninh.
Năm 1867, Pháp đổi tỉnh Gia Định thành tỉnh Sài Gòn, chia làm 7 hạt tham biện (inspection), trong đó có hạt Sài Gòn. Năm 1872, hạt Sài Gòn gồm 2 huyện Bình Dương và Bình Long, thêm huyện Ngãi An tách từ Biên Hòa vô (nguyên thuộc tỉnh Biên Hòa, nay là quận Thủ Đức). Năm 1885, đổi hạt SG thành hạt Gia Định (để phân biệt vời thành phố Sài Gòn).
Năm 1889, bỏ danh xưng hạt (arrondissement), lấy tên tỉnh cho thống nhất. Bấy giờ Nam Bộ có 20 tỉnh, tỉnh Gia Định rộng khoảng 1840km2, gồm 18 tổng với 200 xã.
Năm 1956, cắt Củ Chi cho Bình Dương và Hậu Nghĩa nên chỉ còn rộng 1499km2. Đến sau 1975 thì không còn dùng địa danh Gia Định.
Về cơ bản, địa danh Gia Định trong tiềm thức có thể được hiểu là phần đất bao gồm toàn bộ các quận/huyện Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức, 12, Hóc Môn, Củ Chi, một phần huyện Đức Hòa (Long An), một phần tỉnh Tây Ninh ngày nay.
GĐ,17/8/2015