“Cây xanh nói với lòng đường
Những khi im bóng là thường nhớ nhau”
Đây là hai câu thơ của “nhà thơ điên” Nguyễn Tất Nhiên. Gọi là nhà thơ điên vì không có ai vào giữa trưa, đừng giữa ngã tư Biên Hòa (quê ông) như chốn không người, bỏ tay vào túi quần, ngẩng mặt lên trời. Ông bộc lộ tâm hồn nghệ sĩ từ khi còn rất trẻ, đầu óc luôn suy nghĩ đâu đâu, không tập trung được, bạn bè thường gọi là Hải Ngáo hoặc Hải Khùng (Nguyễn Hoàng Hải là tên thật của ông). Năm khoảng 20 tuổi, ông được gọi nhập ngũ trường Võ Khoa Thủ Đức nhưng cho thôi vì lí do bất ổn tâm thần.

Ông có một mối tình vô vọng với một cô gái người Bắc, tên Duyên. Đó chính là cảm hứng để ông sáng tác một số bài thơ: Cô Bắc kỳ nho nhỏ, Thà như giọt mưa, Hai năm tình lận đận, Masoeur, … Cây đại thụ, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc một số bài, và đã đi vào lòng người, gắn liền với cô Duyên ấy:
“Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ, này cô em tóc demi garcon…”
“Thà như giọt mưa, vỡ trên mặt én, thà như giọt mưa, khô trên mặt Duyên…”
Nhưng lẽ thường, tài hoa thì bạc mệnh, ông tự tìm đến cái chết năm 40 tuổi, trong một chiếc ô tô cũ, đậu dưới bóng cây trong sân chùa tại California.
Tìm rất nhiều, kể cả lục lại history youtube, một số trang nước ngoài, nhưng vẫn không thấy link liên khúc ba bài: Thà như giọt mưa, Hai năm tình lận đận, Em hiền như masoeur của Duy Quang và Thái Châu song ca (không có Thế Sơn). Thì thôi đành …
(Trong đoạn có chiếu lồng 1 đoạn trong clip đề cập, để tưởng nhớ cố ca sĩ Duy Quang).
(Ảnh là đường Nguyễn Du, là cảm hứng để ông sáng tác bài “Sài Gòn trên đường Nguyễn Du).