Địa chỉ page: https://www.facebook.com/nguybienVN
Biết đến dự án page từ trước khi nó được thành lập (founder mời like page khi nó chỉ khoảng hai, ba mươi like), tôi có theo dõi page sơ sơ tạm gọi là; đến nay, tính tới thời điểm truy cập, page này đã đạt mốc lượt like khá đẹp: 33.222, tôi nhận thấy ba điểm cần chú ý ở page Ngụy biện – Fallacy
- Tên gọi:
Theo như tên page, ta hiểu fallacy mang nghĩa ngụy biện. Thực ra không chính xác, khái niệm fallacy mang ý nghĩa rộng hơn là ngụy biện. Ngụy biện (Sophism) được hiểu là một sai lầm được sử dụng cố ý trong tranh luận. Một sai lầm trong tranh luận do vô ý được gọi là ngộ biện (Paralogism). Hai khái niệm “Ngụy biện” và “Ngộ biện” gọi chung là Fallacy. Như vậy ở đây, founder đã để người đọc hiểu khái niệm Fallacy thiên về ngụy biện, một từ mang hàm ý không mấy tốt đẹp trong tiếng Việt. Ẩn ý ở đây nhằm mục đích gì?
- Sử dụng ngụy biện
Bỏ qua nhận định về chất lượng nội dung mà nói theo ngôn từ bình dân, giản dị của ông anh tôi “viết ngu và dở ẹc” thì ở đây, dễ thấy page chủ trương khuyên độc giả tránh sử dụng fallacy trong tranh luận. Tuy nhiên, ở phương Tây, fallacy được chấp nhận sử dụng trong tranh luận. Chẳng hạn, lấy một ví dụ đơn giản về lối ngụy biện “Công kích cá nhân (ad hominem)”.
“Trong xóm này ông A là một người xấu tính nhất, nên chính ông A là kẻ trộm”.
“Trong xóm này ông A từng có tiền án về tội trộm cắp nên rất có thể ông A chính là kẻ trộm”.
Dù cả hai phát biểu (statement) đều sử dụng lỗi công kích cá nhân nhưng vẫn có sự khác biệt giữa hai lối lập vừa nêu trên. Điểm mấu chốt ở đây là sự xác đáng giữa hai vế trong khi công kích một người. Và nói rộng ra, sử dụng ngụy biện hợp lý trong tranh luận là việc hoàn toàn được chấp nhận, trong những trường hợp khả dĩ.
(Có thể tham khảo thêm phần Criticism as a fallacy trong khái niệm Ad Hominem trên Wiki để hiểu rõ ví dụ kể trên)
https://en.wikipedia.org/wiki/Ad_hominem
- Mục đích
Xin không cần dài dòng mà khẳng định luôn, đây là page chống Nhà nước cực đoan.
“Các kiến thức về ngụy biện (fallacy) rất đáng tiếc lại không được dạy rộng rãi trong các trường ĐH, hay ít nhất là trong các khoa ngành XH, báo chí tại Việt Nam. Vì sao như vậy? Câu trả lời admin nghĩ đến, đó là kiến thức này tuy rất hay nhưng không có lợi cho nhà chức trách, vì họ muốn đại đa số dân chúng không thấy những cách lý luận tầm bậy, sai bét nhè, phản khoa học của các tài liệu chính thống nhà nước, báo chí VN..”
Chiến lược của page: cung cấp loại công cụ miễn phí cho mọi người, để mỗi người có trong tay một loại vũ khí nhằm sử dụng chống lại Nhà nước. Vì vậy, theo quan điểm bản thân, ai cho gì miễn phí thì cứ xài, nhưng xài phải hiểu xài ra sao, xài như thế nào. Nhiều khi tưởng nó tốt, mà thực ra chả tốt gì cả. Giờ facebook đầy cỏ rác, phải suy nghĩ đủ thứ, mệt mỏi.
